Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Nỗi đau quá lớn do Ebola mang lại

Hành trình tới cái chết của một nạn nhân nhiễm Ebola

Bùng phát từ tháng 2, đến nay virus Ebola đã cướp đi mạng sống của 1.013 người ở 4 quốc gia Tây Phi gồm Liberia, Guinea, Sierra Leone và Nigeria bất chấp những nỗ lực của Chính phủ các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Châu Âu cũng đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do nhiễm virus chết người Ebola, đó là linh mục người Tây Ban Nha, ông Miguel Pajares.
Tổ chức Y tế thế giới gọi sự bùng nổ của dịch Ebola là tồi tệ nhất trong vòng bốn thập kỷ qua. Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị cho dịch bệnh có khả năng gây tử vong tới 90% này.
Trong thời gian dịch bệnh bùng tại châu Phi, đã có rất nhiều nhiếp ảnh gia có mặt tại vùng đất này để ghi lại cảnh tượng kinh hoàng mà người dân nơi đây đang phải gánh chịu. Hình ảnh các nạn nhân đau đớn, vật vã, khổ sở hay những thi thể bị ném bỏ giữa đường khiến người dân trên toàn thế giới ám ảnh, lo lắng.
Nhiếp ảnh gia Sylvain Cherkaoui cùng tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới (MSF) đã đến Tây Phi để giúp đỡ những người nhiễm virus Ebola và chụp lại những bức hình thương tâm về các bệnh nhân đang phải vật vã với căn bệnh này.
Trong chuyến đi của mình, nhiếp ảnh gia Sylvain Cherkaoui đã gặp Finda Marie Kamano - một phụ nữ 33 tuổi đến từ Guéckédougou, Guinea và ông đã ghi lại hành trình người phụ nữ này bị virus Ebola phá hoại dẫn đến tử vong.
Năm người thân trong gia đình Finda Marie Kamano đã tử vong do nhiễm virus Ebola. Finda được các nhân viên y tế phát hiện trong tình trạng nôn mửa và sốt. Cô nhận ra mình chỉ đủ sức đi 30m tới xe cứu thương.
Finda đã ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh chết người, cô đã rất cẩn thận khi tắm rửa và chăm sóc người thân trong thời gian họ bị bệnh, nhưng thật không may, cô đã vô tình tiếp xúc với chất dịch trên cơ thể người bệnh. Đây là cách lân lan duy nhất của virus Ebola.
Nhiếp ảnh gia Cherkaoui trong trang phục bảo hộ, bước vào bệnh viện, an ủi Finda với hy vọng sức khỏe của cô sẽ khá hơn. Nhưng đến ngày thứ 3, sức khỏe Finda yếu đi trầm trọng, và cô đã tử vong.
Dưới đây là chùm ảnh do nhiếp ảnh gia Sylvain Cherkaoui ghi lại về hành trình đi đến cái chết của Finda khi vật lộn với virus chết người Ebola:
 Nhiếp ảnh gia đã gặp Finda Marie Kamano - một phụ nữ 33 tuổi đến từ Guéckédougou, Guinea
 Finda đã phải chăm sóc cho 5 người thân trong gia đình nhiễm Ebola và cô cũng mắc phải căn bệnh quái ác này
 
 Trong lúc chăm sóc cho người thân, cô đã vô tình tiếp xúc với dịch trên cơ thể người bệnh
 Cô hiểu được rằng trước sau mình cũng sẽ chết bởi căn bệnh quái ác này

 Các nhân viên y tế phát hiện ra Finda khi cô đang nôn mửa và sốt nhẹ
 Các nhân viên y tế đang chăm sóc cho Finda
 Họ an ủi Finda với hy vọng cô có thể vượt qua dịch bệnh
 Sau khi Finda được chẩn đoán nhiễm Ebola, một đội nhân viên y tế ở Tổ chức bác sĩ không biên giới đã tới nhà cô khử trùng bằng chlorine.
 Mọi vật dụng trong nhà Finda đều được khử trùng hoặc bị đốt
 Trong khi đó, người nhà Finda khi nghe tin cô nhiễm Ebola đã chuẩn bị sẵn cho cô 1 chiếc quan tài
 3 ngày sau khi nhiễm Ebola, Finda sức khỏe yếu dần và tử vong
 Finda được chôn ở nơi cách nhà cô vài bước chân.
 Ánh mắt của những người thân bên mộ của Finda Marie

 Nguồn : http://hcm.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/hanh-trinh-toi-cai-chet-cua-mot-nan-nhan-nhiem-ebola-c62a650773.html

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Nhân sinh cảm ngộ: Trừ bỏ dục vọng

Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org] Khi một người thác sinh vào thế giới này, người ấy không mang theo gì cả. Không có gì trên đời này sẽ đi theo người ấy hay có thể được mang theo khi người ấy rời đi. Tuy vậy lại có rất nhiều cám dỗ trên hành trình cuộc sống. Ngày nay, những người ôm giữ nhiều dục vọng mạnh mẽ lại cho rằng các ham muốn ấy là bản năng gốc của nhân loại. Họ tin rằng dục vọng là động lực trong cuộc sống, nhưng rất ít ai chịu nghĩ sâu hơn về tác hại của việc dung dưỡng quá mức lòng tham không đáy của mình. Nhân loại có thất tình lục dục. Những ham muốn ấy có nguyên lai từ nhiều mặt: thức ăn, vật chất, danh vọng, lợi ích cá nhân, sắc dục và quyền lực. Nếu một người không biết cách kiềm chế dục vọng của mình, cả cuộc đời của người ấy sẽ chỉ là một quá trình liên tục theo đuổi dục vọng của mình. Chỉ bậc trí giả có tâm vô vi và ít ham muốn mới hiểu được niềm vui của sự bình dị và thỏa mãn.
Vào thời cổ đại, người Trung Quốc có tiêu chuẩn đạo đức rất cao và họ đã truyền lại những lời dạy về việc kiểm soát dục vọng của con người.
Nhất niệm chi dục bất năng chế, nhi họa lưu vu thao thiên.
Hoạn sinh vu đa dục.” (Lưu An)
(“Chỉ một niệm ham muốn không được kiềm chế thì hậu quả cũng sẽ thật khôn lường.”
“Nhiều dục vọng sinh ra tai họa.”)
Nhân hữu dục, tắc kế hội loạn, kế hội loạn nhi hữu dục thậm, hữu dục thậm tắc tà tâm thắng, tà tâm thắng tắc sự kinh tuyệt, sự kinh tuyệt tắc họa loạn sinh.” (Hàn Phi Tử)
(“Người nào mang theo dục vọng, tâm ắt sẽ loạn, tâm loạn thì dục vọng càng mạnh, dục vọng mạnh khiến tà tâm chi phối, tà tâm chi phối làm cho cách hành xử rối loạn, hành xử rối loạn chắc chắn sẽ sinh ra tai họa.”)
Quân tử đa dục tắc tham mộ phú quý, uổng đạo tốc họa; tiểu nhân đa dục tắc đa cầu uổng dụng; bại gia tang thân.” (Tư Mã Quang)
(Bậc quân tử mà ham muốn nhiều thì sẽ trọng vật chất và lạc sang đường tà; kẻ tiểu nhân mà có nhiều ham muốn thì sẽ truy cầu phú quý và hậu quả là tán gia bại sản và mất mạng.)
Kiến khả dục, tắc tri túc dĩ tự giới.” (Ngụy Chinh)
(Tự biết được ham muốn của mình thì ắt sẽ biết cách tự tiết chế bản thân.)
Dưỡng tâm mạc thiện vu quả dục.” (Mạnh Tử)
(Tu tâm chẳng qua chính là kiềm chế dục vọng bản thân.)
Nhân nhược bất tri túc, tham dục hạo vô cùng.” (Lục Du)
(Kẻ tham lam thì không biết thế nào là đủ.)
Tất cả những danh ngôn kể trên đều khuyên chúng ta không được nảy sinh dục vọng (bất tham dục), không dung túng bản thân (bất túng dục), cũng như không được đam mê dục vọng (bất thị dục). Chúng ta phải bảo trì các tiêu chuẩn đạo đức và tiến dần từ ít ham muốn đến không còn ham muốn trong khi vẫn giữ ý chí kiên cường.
Đại dương có thể dung chứa hàng trăm con sông, và hàng ngàn vách đá có thể đứng sừng sững nhờ ý chí kiên cường. Lâm Tắc Từ, tổng đốc của một tỉnh vào triều Thanh trong giai đoạn thời gian mà thuốc phiện bị cấm buôn bán, đã từng nói những điều mà mỗi khi đọc lại, tôi đều có thể cảm nhận được sự cởi mở, ý chí kiên cường, sự rộng lượng và tinh thần chính trực của ông: “Khi khiêm tốn và cởi mở thì chúng ta có thể tiếp thu nhiều ý kiến khác nhau. Khi không mưu cầu điều gì và không tranh đấu với ai, thì chúng ta cũng giống như những vách núi xuyên thấu trời xanh và đứng sừng sững một cách kiêu hãnh. Con người ta càng ít ham muốn thì tâm tư càng thoải mái. Người ta càng ít tìm kiếm thì càng trở nên mạnh mẽ. Dục vọng làm suy nhược ý chí.”
Cổ nhân có câu: “Tâm vi hình sở luy” (Tâm hồn sẽ trở thành cái mà nó dung chứa). Một người ham muốn càng nhiều thì áp lực càng nặng nề hơn. Ôm giữ càng nhiều dục vọng thì càng bị ràng buộc chặt hơn. Khi đã rơi vào vực thẳm dục vọng thì con người không thể thoát ra được. Dục vọng sẽ ăn mòn ý chí, làm tha hóa lương tri và hậu quả là biến chúng ta thành nô lệ. Trên thực tế, có nhiều người đã hủy hoại sức khỏe, uy tín và nhân cách của bản thân chỉ vì ham muốn. Khi tâm của một người chứa đầy lợi ích và dục vọng cá nhân thì người ấy không thể có một nhân cách tốt hay ý chí mạnh mẽ được.
Thế gian tràn ngập cám dỗ và cực kỳ khó khăn để đạt được cảnh giới vô dục (không ham muốn). Để làm được như thế, con người nhất thiết phải bảo trì tâm thái tĩnh lặng như mặt nước. Tất nhiên đây không phải là cảnh giới của người thường. Tâm hồn chỉ có thể tĩnh lặng như mặt nước khi người ta vứt bỏ hết mọi bụi trần và sống với lòng biết ơn vì đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Chỉ khi một người tu luyện hiểu được các nguyên lý của vũ trụ và ý nghĩa thật sự của cuộc sống thì người đó mới có thể không còn ham muốn, chiến thắng mọi cám dỗ và giữ được tâm hồn tinh khiết.
Khi không mang theo ham muốn, nhân loại sẽ tự nhiên có được những phẩm chất cao đẹp. Không có dục vọng, con người sẽ có ý chí mạnh mẽ và trí tuệ. Không bị dục vọng chi phối, con người sẽ có thể tìm được phương hướng trong cõi mê này, luôn lý trí và sống đúng với chân ngã của mình. “Vô dục” là một cảnh giới tâm linh cao thượng mà trong đó nhân phẩm của một người sẽ giống như một cây thông: vĩnh viễn đứng thẳng trong mưa gió.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/44344
http://www.pureinsight.org/node/4678
nguồn: http://chanhkien.org/2014/05/nhan-sinh-cam-ngo-tru-bo-duc-vong.html

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Những bài thơ viết về cha


(Rằm tháng 7 Al 2014 - Tuần chung thất)

Cầu Nguyện Cho Cha

Tuổi hạc thâm niên, tóc điểm sương
Cha già sức yếu, bệnh đau thường
Con thơ xót dạ thành tâm nguyện
Trẻ dại đau lòng, thắp nén hương
Bồ Tát linh thiêng xin cứu độ
Phật Trời mầu nhiệm, rủ lòng thương
Cho cha mạnh khoẻ bình an mãi
Con trẻ không sầu, cảnh đoạn trường

Ơn Cha

Thời gian thấm thoát trôi qua,
Người đi kẻ ở bông hoa đổi màu,
Cuộc đời lắm lúc thương đau,
Hỏi người có biết vì sao có mình?
Nhờ ơn Đức Chúa Thánh Linh,
Tạo ra nhân thế, ban tình thương cha,
Dù cho con phải bôn ba,
Công cha là cớ, khi xa nhớ về,
Nhớ trong những lúc não nề,
Vì con cha vẫn mãi mê lo làm,
Cho con được tấm thân an,
Nuôi con khôn lớn không màng khó khăn,
Cho con manh áo cơm ăn,
Đem lời dạy dỗ ân cần khuyên lơn,
Ơn cha như núi Thái Sơn,
Như vùng biển cả không sờn vì con,
Trong đời lên núi xuống non,
Ơn cha bát ngát vẫn còn hôm nay,
Cầu xin ơn Đức Chúa Ngài,
Tuôn tràn ân điển mãi hoài cho cha!
Công cha như bản tình ca,
Muôn đời diệu thỏa ngân nga thân tình!

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

12 Đại Nguyện Của Quán Thế Âm Bồ Tát


1. Nam Mô hiệu Viên-Thông, danh Tự Tại, Quan-Âm Như Lai quảng-phát hoằng thệ nguyện. (Lạy)
Được xưng tặng là hiểu biết đầy đủ thông dong hoàn toàn, Ngài đem pháp tu hành mà khuyên độ khắp cùng.
 
Nguyện Thứ Nhất:  
Khi thành Bồ Tát
Danh hiệu tôi: Tự Tại Quán Âm
Mười hai lời nguyện cao thâm
“Nghe tiếng cứu khổ” Quán Âm thề nguyền.



2. Nam-mô vô quái ngại, Quan-Âm Như Lai thường cư Nam Hải nguyện. (Lạy)
Ở trong một niệm tâm được tự tại vô ngại, Ngài nguyện thường ở biển phương Nam (Nam Hải)để cứu độ chúng sanh.
Nguyện Thứ Hai: 
Không nài gian khổ
Quyết một lòng cứu độ chúng sanh
Luôn luôn thị hiện biển đông
Vớt người chìm đắm, khi dông gió nhiều.



3. Nam-mô trú Ta-Bà U-Minh giới Quan Âm Như-Lai tầm thanh cứu khổ Nguyện. (Lạy)
Luôn ở cõi Ta Bà và cõi U-Minh, Ngài cứu độ kẻ nào kêu cầu tới Ngài

Nguyện Thứ Ba: 
Ta Bà ứng hiện
Chốn U Minh nhiều chuyện khổ đau
Oan oan tương báo hại nhau
Nghe tiếng than thở, mau mau cứu liền.





4. Nam-mô hàng tà ma, trừ yêu quái Quan Âm Như-Lai năng trừ nguy hiểm nguyện. (Lạy)
Trừ khử loài tà ma, yêu quái, Ngài có đủ sức cứu người gặp nguy hiểm.
Nguyện Thứ Tư: 
Hay trừ yêu quái
Bao nhiêu loài ma quỉ gớm ghê
Độ cho chúng hết u mê
Dứt trừ nguy hiểm, không hề nhiễu nhương.





5. Nam-mô thanh tịnh bình thùy dương liễu, Quan Âm Như-Lai cam-lộ sái tâm nguyện. (Lạy)
Ngài nhành dương liễu dịu dàng nhúng vào nước ngọt mát trong cái bình thanh tịnh để rưới tắt lửa lòng của chúng sanh.
Nguyện Thứ Năm: 
Tay cầm Dương Liễu
Nước cam lồ rưới mát nhân thiên
Chúng sanh điên đảo, đảo điên
An vui mát mẻ, ưu phiền tiêu tan.





6. Nam-mô Đại-Từ bi năng hỉ xả, Quan Âm Như-Lai thường hành bình đẳng nguyện. (Lạy)
Thương xót người đói và sẵng lòng tha thứ, Ngài không phân biệt kẻ oán người thân, tất cả đều coi như nhau.
Nguyện Thứ Sáu:  
Thường hành bình đẳng
Lòng từ bi thương xót chúng sanh
Hỷ xả tất cả lỗi lầm
Thường hành bình đẳng, chúng sanh mọi loài.





7. Nam-mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như-Lai thệ diệt tam đồ nguyện.(Lạy)
Đêm ngày đi khắp đó đây để cứu giúp chúng sanh ra khỏi các sự tổn hại, Ngài nguyện cứu vớt chúng sanh ra khỏi ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh.
Nguyện Thứ Bảy:  
Dứt ba đường dữ
Chốn ngục hình, ngạ quỉ, súc sanh
Cọp beo . . ., thú dữ vây quanh
Quán Âm thị hiện, chúng sanh thoát nàn.





8. Nam-mô vọng Nam nham cầu lễ bái, Quan Âm Như-Lai, già tỏa giải thoát nguyện. (Lạy)
Nếu ai quay về núi hướng nam mà hết lòng cầu nguyện thì dầu có bị gông cùm xiềng xích cũng được thoát khỏi
Nguyện Thứ Tám:  
Giải thoát còng la
Nếu tội nhân sắp bị khảo tra
Thành tâm lễ bái thiết tha
Quán Âm phò hộ, thoát ra nhẹ nhàng.




9. Nam-mô tạo pháp-thuyền du khổ hải, Quan Âm Như-Lai độ tận chúng sanh nguyện. (Lạy)
Dùng phép tu hành để làm chiếc thuyền, Ngài đi cùng trong biển khổ để độ hết chúng sanh.
Nguyện Thứ Chín:  
Cứu vớt hàm linh
Trên con thuyền Bát Nhã lênh đênh
Bốn bề biển khổ chông chênh
Quán Âm độ hết, đưa lên Niết Bàn. 





10. Nam-mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như-Lai tiếp dẫn Tây Phương nguyện. (Lạy)
Nếu ai cầu nguyện và tu hành theo Ngài chỉ dẫn, khi rời bỏ xác thân này thì sẽ có phướng dài đi trước, tàng lọng quý giá theo sau, để rước về Tây Phương.
Nguyện Thứ Mười:  
Tây Phương tiếp dẫn
Tràng hoa thơm, kỹ nhạc, lộng tàn
Tràng phan, bảo cái trang hoàng
Quán Âm tiếp dẫn, đưa đàng về Tây. 





11. Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như-Lai Di Đà thọ ký nguyện. (Lạy)
Ở giới của Đức Vô Lượng Thọ (tức Phật A Di Đà), Ngài đã được cho biết trước là về sau Ngài sẽ thay thế Đức Phật A Di Đà ở ngôi vị đó.
Nguyện Thứ Mười Một:
Di Đà thọ ký
Cảnh Tây Phương, tuổi thọ khôn lường
Chúng sanh muốn sống miên trường
Quán Âm nhớ niệm, Tây Phương mau về.





12. Nam-mô đoan nghiêm thân vô tỉ trại, Quan Âm Như-Lai quả tu thập nhị nguyện. (Lạy)
Được thân hình nghiêm trang không ai so sánh được với Ngài, ấy là kết quả của sự tu theo mười hai lời nguyện lớn ấỵ.

Nguyện Thứ Mười Hai:
Tu hành tin tấn
Dù thân nầy tan nát cũng đành
Thành tâm nghiêm chỉnh thực hành
Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời.




Nguồn: sưu tầm và tổng hợp

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát


Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa đã dạy rằng : - Về thời qúa khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.

Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa, giáo chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.

Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát


- Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng

- Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.

- Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.

- Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.


Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là  Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát.


Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.


Trong năm, có ba lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát


Hằng năm phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát thật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo Âm lịch.


- Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH

- Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO

- Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA

Nguồn: http://phatgiao.org.vn/hoi-dap/201307/duc-Quan-The-am-Bo-Tat-la-nam-hay-nu-11431/

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Hòa giải với dục vọng: Rũ bỏ tham - sân - si

Hòa giải với chính dục vọng của mình chính là cách giải quyết chiến tranh với những lò lửa tham, sân, si một cách hòa bình nhất.


Thảm kịch đều bắt nguồn từ dục vọng

Có thể nói, mọi thảm kịch trên đời đều bắt nguồn từ dục vọng! Mặc dù dục vọng có vẻ lên men như một hạt men rất âm thầm trong thân xác con người, nhưng nếu như một đốm lửa có thể cháy lan nuốt chửng cả thế giới, thì dục vọng là một bếp lò, nếu không biết xử lý hoàn toàn có thể thiêu cháy toàn vũ trụ. Đã có vô vàn bằng chứng về các thảm họa dụng vọng của con người. Chúng ta thử ôn lại một thứ bài học kinh điển trong thần thoại Hy lạp. Paris cuỗm nàng Helen xinh đẹp của Hy Lạp đến Tơ-roa, khiến cả quốc gia Hy Lạp mất mặt, và họ quyết định cử những đại chiến thuyền đi chinh phục Tơ-roa để báo thù và đòi lại nàng Helen. Thế rồi trong chín năm ròng, ngày ngày chiến tranh xảy ra, những người đàn bà Tơ-roa chôn chồng và con chết trận mà không được khóc, bởi vì họ không được phép làm nản lòng những binh sĩ phải ra trận vào ngày mai, họ chỉ còn cách nguyền rủa sắc đẹp của nàng Helen. Than ôi, có sắc đẹp tại sao lại bị nguyền rủa ? Thực ra không phải mọi người nguyền rủa sắc đẹp, mà nguyền rủa dục vọng do sắc đẹp gây nên.

Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ cung điện vàng son, vợ đẹp, sự xa hoa cái gì cũng có  băng vào chốn cát bụi đi tìm ý nghĩa giác ngộ để cứu vãn bể khổ của cuộc đời. Có nghĩa là Ngài đã dứt bỏ những dục vọng mạnh mẽ nhất để đi tìm hạnh phúc lâu bền. Và không ai khác ngoài chính Ngài đã tìm ra và tuyên xưng: những dục vọng Tham - Sân - Si, chính là khởi nguồn của mọi truy cầu, tranh giành, đấu đá, rồi thảm họa cho con người.

Dục vọng, như người Trung Hoa đã phát giác sau phương ngôn: "ngũ âm mà khôn xiết nghe, ngũ sắc mà khôn xiết nhìn, ngũ vị mà khôn xiết nếm". Điều này cũng có nghĩa là: tai người ta luôn muốn nghe âm thanh ngọt ngào, mắt muốn ngắm nghía sắc đẹp, và miệng luôn muốn ăn uống say sưa rượu ngon thức béo... Và những ham muốn đó chính là những động cơ truy cầu, dẫn người ta tìm kiếm, rồi tranh giành để đạt được, rồi đánh nhau xưng đầu mẻ trán, thậm chí ghen tuông, thù oán, hắt a-xít, dùng dao, dùng súng , rồi cả đại đoàn quân giết chóc lẫn nhau. Trong rất nhiều cuộc chiến tranh thủa xưa, khẩu hiệu xông lên lao vào chém giết chỉ đơn giản thế này: "Này các chiến binh hãy xông lên! Vinh quang và hạnh phúc của các bạn chỉ ở ngay phía trước trong tầm tên bay. Hãy lăn xả vào mà chiến thắng và chiếm đoạt. Của cải lấy được sẽ là của các bạn! Những người đàn bà góa bụa của đối phương cũng sẽ là của các bạn!" Thế là hai bên lăn xả vào chém giết lẫn nhau.


Con người có rất nhiều dục vọng như ăn uống, hưởng thụ phương tiện, nhưng có lẽ dục vọng mạnh nhất là: dục vọng Sinh-Dục. Có rất nhiều con người có thể vượt qua các dục vọng khác nhưng dục vọng sinh dục là một thách thức nặng nề nhất. Chẳng hạn, với rất nhiều thầy tu đức cao vọng trọng, nhưng vẫn bị tố cáo là lạm dụng tình dục. Dục vọng này là một thách thức khởi nguồn dữ dội với một thầy tu hay giáo sĩ ngay ngưỡng cửa đầu tiên khi họ bước vào tu giới. Khi đó họ phải làm một cam kết nguyện sống cô đơn. Trời ơi, cam kết đó cũng có nghĩa là phản kháng lại Sinh-Dục. Người Việt có đôi câu ca dao mô tả thách thức của dục vọng này:

Văn chương chữ nghĩa bề bề
... ám ảnh cũng mê mẩn đời.

Sinh - Dục là một tên gọi rất chính xác và trực tiếp. Nó có nghĩa là dục vọng - sinh sản. Cơ quan đó không chỉ mang ý nghĩa hưởng lạc thuần túy, mà nó còn bao hàm sự truyền sinh của con người và của giống nòi. Như người Trung Hoa xác định "bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại", có nghĩa: có ba sự bất hiếu, nhưng bất hiếu lớn nhất là không đẻ con. Không đẻ, tức là không nối tiếp được dòng dõi cho tổ tiên, ông bà, rồi cha mẹ.

Điều hòa dục vọng: Rũ bỏ tham - sân - si

Thế kỷ 20 đã xuất hiện ông hoàng của lý thuyết dục tính, đó là Freud. Ông phát hiện ra năng lực tình dục của con người, còn gọi là Libido. Và ông cũng phát hiện ra "Mặc cảm dồn nén tình dục" của con người. Đó là mặc cảm sâu xa nhất, mạnh nhất, tiềm tàng nhất mang từ trong vô thức. Để hình dung, chúng ta hãy thử tưởng tượng thế này: quả tên lửa phóng được lên trời là bởi nó mang sức dồn ép từ trong buồng đốt, sức dồn ép đó  càng mạnh thì biến thành áp xuất càng lớn, càng đẩy quả tên lửa vượt khỏi sức hút trái đất để bay lên trời.

Tại sao chỉ có con người có nền văn minh? Chắc hẳn nhờ động năng sinh dục bị dồn nén mà con người bốc thẳng bay vọt được lên nền văn minh. Loài vật không có được sự dồn nén này bởi vì chúng không mảnh vải che thân, chúng thoải mái ngắm nghía nhau, thích lên còn chạy thẳng đến hà hít nhau đúng mục tiêu liền, và cẩn giải tỏa ham muốn thì làm liền, vì thế đời sống sinh dục của chúng không hề bị kiềm tỏa dồn ép, được tí nào chúng giải tỏa ngay tí ấy, làm sao còn tích thành quặng dồn nén được ?! Chính vậy mà chúng không thể có áp lực để bay đến văn minh.

Loài người trái lại, nào quần áo, nào văn hóa, nào truyền thống, nào cả pháp luật vào cuộc bắt người ta phải ăn vận đúng thuần phong mỹ tục, từ đó tạo ra vô vàn dồn nén, bằng chứng của các cuộc xì hơi như nào vẽ tục, xem ảnh khỏa thân, rồi đóng kín cửa quay phim mát... Nhưng chính thế, đó là sự tạo ra lò cao áp để con người có thể bay vọt đến đẳng cấp văn minh. Bằng chứng là, dân tộc nào có sự kiềm chế càng cao thì nền văn minh càng  cao, còn dân tộc nào ăn chơi xả láng vui đâu chầu đấy, sống tùy tiện, tháo cởi càng nhiều thì trình độ văn minh càng thấp.

Con người có một thân xác! Con chim cũng có thân xác! Nhưng những con chim có thể cất cánh thẳng đứng lên trời với tốc độ đập cánh lên đến hàng nghìn lần trên một giây. Tại sao có sự khác nhau lớn đến vậy? Tại vì dục vọng của loài chim rất thấp, có đến hơn 40% các loài chim sống chung thủy, chúng không bao giờ biết đến phương ngôn "một của lạ bằng tạ của quen".

Tất cả các động vật có vú bao gồm cả con người đều thích lang chạ. Có nghĩa là nó muốn dục vọng sinh dục xảy ra càng nhiều càng ít "ăn một lại muốn ăn hai/ ăn ba ăn bốn lại nài ăn thêm".

Nhưng con người không chỉ đơn thuần là loài có vú chỉ thích chung chạ, mà con người cũng là loài chim, muốn chung thủy như loài chim vì nó muốn xây dựng gia đình như tổ ấm của bầy chim. Và con người còn đứng trước một lựa chọn mang cứu cánh và lý tưởng lớn hơn nhiều, đó là: xây dựng thế giới văn minh là điều kiện sống còn của con người. Điều này mới đây đã được Liên Hiệp Quốc xác nhận: Ngày nay con người không sống hạnh phúc đơn giản như ngày xưa nữa ( ngày xưa chỉ no cơm, ấm áo, dựng vợ gả chồng, nhà to cửa rộng), mà ngày nay con người muốn sống hạnh phúc phải bao hàm tiến bộ.

Muốn chọn tiến bộ và văn minh, rõ ràng con người phải tiến hành hòa giải với thứ dục vọng gào thét mãnh liệt nhất của mình. Bởi vì nếu không hòa giải có nghĩa là đàn áp dục vọng thì nó sẽ phản kháng! Còn nếu chiều chuộng dục vọng thì nó sẽ kéo ta xuống đầm lầy của gối chăn buông thả còn lâu mới thấy chân trời của văn minh. Vậy thì ta chỉ còn cách biết hòa giải với chính dục vọng của mình. Đó cũng là cách giải quyết chiến tranh với những lò lửa tham, sân , si một cách hòa bình nhất.


Theo Tuần Việt Nam
Nguồn: https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5F725B

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Làm TUẦN cho người quá vãng



Lời Phật dạy:
 
            Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hỏi đức Phật: “Phàm người ở đời không hay tu phước tu huệ, sau khi chết rồi có con trai hay con gái hiếu thảo, thỉnh thầy tụng kinh Ðại thừa,lập đàn thủy lục hay làm chay lớn, để cầu siêu độ cho vong linh. Vậy các vong linh ấy, thật có thể siêu độ được không?”

             Phật đáp:”Phàm người ở đời lúc còn sanh tiền, không tu phước thiện gì, sau khi mất rồi, con cháu làm việc công đức tiến bạt, thì mười công đức, vong linh chỉ được ba phần. Tại sao vậy? Vì lập công làm phước, không gì hơn tiền tài của cải. Người sống đem của tiền và sức lực mình ra bố thí, thì những người đồng chung lo phận sự ấy được phước báo nhiều hơn vong linh. Trong khi làm việc phước đức ấy, mà thỉnh những người uống rượu ăn thịt, không thanh tịnh, đến tụng kinh lập đàn tiến bạt, thì thiên thần không giáng lâm, thánh hiền không đến dự, càng thêm tội lỗi khổ lụy cho vong linh. Nếu có con trai hay con gái hiếu thuận và chơn chánh, sau khi cha mẹ mất rồi, mỗi tuần 7 ngày, làm chay 7 thất; trong ba năm toàn gia trai giới, xuất tiền của thanh tịnh của mình,cầu thỉnh những vị tu hành đức hạnh trai giới tính nghiêm, đọc tụng kinh điển đại thừa, lập đàn thủy lục vô ngại, đại trai hương hoa trang nghiêm, đúng như pháp mà cúng dường, một lòng thành kính , thay thế hương linh, cầu xin sám hối, cởi mở tội lỗi, cầu xin phước đức cho vong linh; biết cách tiến bạt như vậy, thì vong linh được siêu thoát, hoặc sanh lên cõi trời; người sống cũng được phước . Người còn kẻ mất đều được thảnh thơi, nhơn gian vui vẻ, thần thánh hoan hỷ”( Ðại Thừa Kim Cang Kinh Luận)
             
           Sau đây là ý nghĩa căn bản về việc làm tuần.

1) Cách tính tuần: Theo Phật giáo Việt nam, người từ trần bất cứ giờ nào trong ngày,đều tính ngày ấy là ngày thứ nhất và tiếp tục đếm cho đến ngày thứ  49 là ngày chung thất, mỗi tuần là 7 ngày. Ngày chung thất còn được gọi là tuần Tứ Cửu, Thất Thất Lai Tuần, hay Tuần Ðịnh Nghiệp. Phật giáo Tây Tạng lại tính Tuần khác hơn. Nếu người chết sau giờ Ngọ thì ngày đó không tính là ngày thứ` nhất. Ví dụ: nếu người chết tắt thở lúc 3 giờ chiêù ngày thứ Ba, Việt nam sẽ làm tuần thứ nhất vào thứ hai tuần tới. Phật giáo Tây Tạng sẽ làm tuần vào ngày thứ  Ba. Nếu tắt thở trước giờ Ngọ thì hoàn toàn giống nhau.

2) Thần thức qua thất thú: Theo lý thuyết, khi con người chết đi, phần tứ đại: xương, thịt, máu huyết v.v...tan vào đất nước gió lửa nhưng còn phần thần thức tức là trung ấm thân, tức là sắc, thọ,tưởng, hành, thức chất chứa trong Mạt Na và A Lại Gia để cứ kiếp này, kiếp khác luân chuyển mãi mãi theo với nghiệp cảm tạo tác  mà nên. Cũng do đó mà thần thức phải qua thất bất khả tỵ

  •  Sinh bất khả tỵ - Nghĩa là nhất định lại phải thụ sinh, y cứ vào thiện nghiệp hay ác nghiệp để thụ quả khổ đau hay vui sướng. 
  •  Lão bất khả tỵ - Đã thụ sinh là phải có sự già yếu không thể tránh được.
  •  Bệnh bất khả tỵ - Ốm đau không thể tránh được.
  •  Tử bất khả tỵ - Chết không thể tránh được.
  •  Tội bất khả tỵ - tội nghiệp tạo nên không thể tránh được.
  •  Phúc bất khả tỵ - phúc quả tạo nên không từ chối được.
  • Nhân duyên bất khả tỵ - tất cả mọi nhân duyên thiện ác để thụ sinh không thể tránh được. 

Luân lưu qua 7 đường không thể tránh được, thần thức sẽ phải qua thất thú đó là : 
  •  Hoặc sa địa ngục thú
  •  Hoặc đọa ngã quỷ thú
  •  Hoặc đọa súc sinh thú
  •  Hoặc thành nhân thú
  • Hoặc sinh A tu la thú
  • Hoặc sinh Thần Tiên thú
  • Hoặc sinh Thiên thú 
3) Chung thất: Việc luân chuyển không nhất định là ngày thứ 49 mới là ngày định nghiệp, mà có thể sớm hơn. Nhưng ngày thứ 49 là ngày cuối cùng để qua đủ thất bất khả tỵ, nên nhất định ngày thứ 49 phải định nghiệp. Vì thế quan niệm của Phật giáo xem tuần chung thất là quan trọng nhất đối với người chết. Muốn được ra khỏi vòng luân chuyển, tâm linh của người sống phải ứng hợp với thần thức của người chết để tạo ra một năng lực gọi là “tự tha hỗ tương” mới mong siêu thoát đến chốn an vui. Muốn đạt được mục đích này, điều kiện tiên quyết là sự thành tâm và thanh tịnh của quí vị “cầu độ”(Ðạo tràng và Tín chủ) mới có thể cảm ứng với linh giác của người “được độ “.

4) Thập điện Diêm Vương: Mười vị vua ở âm cảnh, mỗi vị ngồi nơi điện mình mà phê các việc tội phước của những “hồn” đã từng sống ở dương gian, hoặc ra lệnh hành tội, ra lệnh thả, hoặc cho đi luân hồi tùy theo tội phước của mỗi mạng.

Liên quan giữa thập điện và các lễ làm tuần:
Ðiện thứ nhất do ngài   Tần Quãng Vương                  làm lễ tuần thứ nhất
Ðiện thứ hai                 Sở Giang Vương                     tuần thứ hai
Ðiện thứ ba                  Tống Ðế Vương                      tuần thứ  ba
Ðiện thứ tư                   Ngũ Quan Vương                   tuần thứ tư
Ðiện thư năm               Diêm La Vương                       tuần thứ năm
Ðiện thứ sáu                 Biến  Thành Vương                 tuần thứ sáu
Ðiện thứ bảy                Thái Sơn Vương                       tuần thứ bảy
Ðiện thứ tám                Bình Ðẳng Vương           Lễ bách nhật (100 ngày)
Ðiện thứ chín               Ðô Thị Vương                  Lễ tiểu tường (Giỗ đầu )
Ðiện thứ mười              Chuyển Luân Vương      Lễ đại tường (mãn tang)

Chúng ta là Phật tử, không lẽ nào không tin lời Phật dạy? Hơn nữa, những điều nầy cũng không phản lại thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt nam chùng ta là thờ cúng Ông bà, Tổ tiên. Ðặc biệt, mục đích của nghi lễ Phật giáo đã góp thêm cho thuần phong mỹ tục của dân tộc một hương vị đậm đà độc đáo nhất vô nhị, đó là hương vị giải thoát cho hương linh.

=========================
Nguồn : http://www.oocities.org/nghilephatgiao/N15_LoiPhatDay.htm

   

Hoa Sen Trong Văn Hóa Phật Giáo


Trong Nikàya  kể rằng:
Một độ, có một tu sĩ Ấn Ðộ giáo nhìn thấy dấu chân của Phật in dưới cát có những dấu hiệu lạ thường, nên ông đến gần Phật và hỏi rằng: 
- Phải chăng Ngài là Deva? 
- Phải chăng Ngài là Gandhabba? 
- Phải chăng Ngài là quỷ Yakka? 
- Phải chăng Ngài là người? 
Với những câu hỏi như trên, Ðức Phật đều trả lời là không. Tu sĩ hỏi tiếp: "Vậy Ngài là ai?"
Ðức Phật trả lời: 
"Như hoa sen đẹp đẽ và dễ thương
Không cấu nhiễm bùn nhơ, nước đục
Cũng vậy, ở giữa chốn bụi trần
Ta không vướng chút bợn nhơ
Như vậy, ta là Phật!"  
Giai thoại trên là một định nghĩa đặc sắc về Phật. Có lẽ đây cũng là cơ sở mà về sau có một bộ kinh ra đời mang tên là Pháp Hoa (Diệu pháp Liên hoa). Ðây là bộ kinh vốn được xem là Pháp vương - tức Vua của các kinh trong hệ thống kinh tạng Ðại thừa. Biểu tượng của kinh là HOA SEN. Hoa sen tượng trưng cho Phật và Phật tính ở mỗi con người. 
Như chúng ta biết, hoa sen là một loài hoa đặc biệt. Nó chỉ mọc lên trong đầm lầy. Mặc dầu vậy, hoa và hương của nó luôn tinh khiết, không cấu nhiễm bởi bùn nhơ, nước đục. 
"Thoát bùn nở đóa sen thanh
Bùn tanh mà vẫn lọc nên hương trời" 
Ðiều này cho thấy ý nghĩa biểu tượng của hoa sen là một sự toàn thiện ngay giữa lòng cuộc đời ô trược. Và cho đến nay, hoa sen đã đi vào truyền thống Phật giáo bởi hình ảnh biểu tượng của nó. 

Hoa sen (tiếng Phạnpadma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở.

Sen trắng tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính, bồ đề tâm hay còn gọi là giác tâm, thường có 8 cánh ứng với Bát chính đạo. Nó là đặc trưng của phái Mật tông và là đóa sen của các vị Phật.

Sen đỏ tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim, là đóa hoa của tình yêu, đam mê và sự năng động. Đây là loại sen của Quan Thế Âm.

Sen xanh là biểu tượng của trí tuệ, tri thức, của chiến thắng, của tinh thần đối với các cảm quan. Đây là loại sen của Văn Thù Sư Lợi, hiện thân của trí tuệ viên thành.

Sen hồng là loại sen tối thượng, thường được dành cho các vị tối cao, là đóa sen của vị Phật lịch sử.

Sen tím thẫm là đóa sen huyền diệu, biểu thị những ảnh tượng của phái Mật tông. Các đóa hoa có thể đang còn e ấp hoặc đã được nở bung hết. Chúng có thể được nâng đỡ bởi một cọng hay ba cọng hoa (tượng trưng cho ba phần của Garbhabatu: Vairocana, hoa sen và vajra) hoặc năm cánh hoa tượng trưng cho Năm tri thức của Vajradhatu.

Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ - hoa - hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. 

Nguồn : sưu tầm.


Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Déjà vu là gì?

Hầu hết mọi người đã từng trải nghiệm déjà vu vào lúc này hay lúc khác: cảm giác ám ảnh rằng mình đã từng trải nghiệm một thứ gì trước đó.

 

Trong tiếng Pháp, déjà vu có nghĩa là "đã từng nhìn thấy". Déjà vu đã được nghiên cứu bởi các nhà khoa học trong nhiều năm. Tuy vậy, họ vẫn chưa đưa ra được lời giải thích hoàn toàn cho hiện tượng lạ này, mặc dù các báo cáo cho biết hơn 70% người đã từng trải nghiệm nó.
Các nghiên cứu gần đây đã đem lại một số manh mối về nguyên nhân gây ra déjà vu.Nó xảy ra thường xuyên ở cả nam và nữ và giữa các chủng tộc, theo một nghiên cứu năm 2003 từ Tạp chí các bệnh thần kinh và tâm thần, nhưng những người từ độ tuổi 15 đến 25 là hay gặp déjà vu nhất.
Sự thật này đã khiến một vài chuyên gia tin rằng déjà vu có liên quan đến các dẫn truyền thần kinh như dopamine, được tìm thấy nhiều nhất ở độ tuổi vị thành niên và người mới trưởng thành-giả thuyết này được nhiều người ủng hộ sau khi trường hợp của một người đàn ông 39 tuổi được biết đến.
Người đó là một bác sĩ, để chữa cảm cúm, ông đã sử dụng amantadine và phenylpropanolamine, hai loại thuốc giúp tăng cường hoạt động của dopamine trong não bộ. Trong vòng 24 giờ sử dụng thuốc, ông liên tục gặp déjà vu. Theo báo cáo của Tạp chí Khoa học thần kinh, được công bố vào năm 2011, sau khi ngừng sử dụng thuốc, bác sĩ này cũng không còn gặp déjà vu nữa.
Déjà vu và bệnh động kinh
Một cái nhìn khác về nguyên nhân gây ra déjà vu đến từ những nghiên cứu về bệnh động kinh. Có một mối liên hệ mạnh mẽ và nhất quán giữa déjà vu và những cơn co giật xảy ra ở người bị động kinh thùy thái dương trung gian, một loại bệnh động kinh gây ảnh hưởng đến hồi hải mã (hay còn được gọi là hồi cá ngựa) trong não.

Hồi hải mã đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý kí ức ngắn hạn và dài hạn.Những người bị động kinh thùy thái dương trung gianliên tục gặp déjà vu khi bắt đầu lên cơn co giật, theo như một báo cáo năm 2012 của tạp chí y khoa Neuropsychologia.
Hiện tượng kì lạ này đã khiến vài chuyên gia tin rằng déjà vu, cũng giống nhưmột cơn co giật của người bị động kinh, là kết quả của mộtsự sai lệch thần kinh, cụ thể là khi nơtron trong não bộ truyền tín hiệu một cách ngẫu nhiên, khiến cho con người cảm thấy một sự quen thuộc ảo.
Thực tế ảo gây ra déjà vu
Do déjà vu chỉ là một cảm giác thoáng qua, hầu hết déjà vu khi xuất hiện kéo dài không quá vài giây, việc nghiên cứu déjà vu rất khó khăn. Nhưng nhà tâm lý học Anne Cleary của Đại học bang Colorado tại Fort Collins đã tìm ra một cách để tạo ra déjà vu sử dụng thực tế ảo.
Cleary và các đồng nghiệp đã tạo ra 128 cảnh thực tế ảo 3D của một thị trấn với tên gọi "Deja-ville" sử dụng trò chơi "The Sims 2". Các hình ảnh được ghép đôi, ví dụ như một cái sân với một chậu cây ở giữa sẽ được ghép đôi với một bảo tàng mỹ thuật với một bức tượng ở trung tâm.
Khi những tình nguyện viên khám phá Deja-ville nhìn thấy hình ảnh thứ hai, họ trải nghiệm déjà vu, nhưng họ không thể nhận biết được thời gian họ khám phá hình ảnh thứ nhất. "Con người gặp déjà vu khi các cảnh vật có một bố cục tương tự như nhau, nhưng họ không thể nhớ được nguồn gốc cảm giác quen thuộc đó", Cleary cho biết.
Déjà vu có thể liên quan đến một vài hiện tượng lạ khác, để giải thích chúng là một thách thức rất lớn đối với các nhà khoa học. Jamais vu, dịch ra là "chưa bao giờ nhìn thấy", xảy ra khi một người nhìn thấy một thứ gì đó rất quen thuộc - giả sử như phòng khách nhà họ - nhưng lại có cảm giác mình chưa bao giờ nhìn thấy nó hoặc chưa bao giờ đến đó.
Déjà entendu, "đã nghe thấy" xảy ra khi một người chắc chắn rằng họ đã nghe thấy thứ gì đó trước đấy, ví dụ như một đoạn hội thoại hoặc một câu hát, nhưng không nhớ ra thời gian hoặc địa điểm chính xác.
Hồng Ngọc
Theo LiveScience

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes