Vòng Tròn Thiền
Vào một buổi tối tại Trung Tâm Thiền Providence, Seung Sahn Soen-sa đưa ra một bài pháp:
“Thiền là gì? Thiền là hiểu về mình. Tôi là gì?
“Tôi giải thích về Thiền bằng một vòng tròn. Có năm điểm ghi trên vòng tròn này: 0 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ, và 360 độ. 360 độ ở ngay điểm 0 độ.
“Chúng ta bắt đầu 0 độ tới 90 độ. Đây là phần suy nghĩ và dính mắc. Suy nghĩ là mong cầu, mong cầu thì đau khổ. Mọi sự việc đều được tách thành những cặp đối nghịch: tốt và xấu, đẹp đẽ và xấu xí, của tôi và của anh/chị. Tôi thích cái này, tôi không thích cái kia. Tôi cố cầu tìm hạnh phúc và tránh đau khổ. Như vậy ở đây đời là khổ và khổ là đời.
“Vượt khỏi 90 độ là phần Ý Thức hay Nghiệp Thức. Dưới 90 độ có sự dính mắc về danh sắc (name and form). Ở đây có sự dính mắc về suy nghĩ. Trước khi bạn sinh ra, bạn là zero (0); bây giờ bạn là số một (1); tương lai bạn sẽ chết và lại thành zero (0). Như vậy zero bằng một (0=1), một bằng zero (1=0). Mọi vật ở đây đều giống nhau, vì chúng thuộc cùng một căn bản. Mọi vật đều có danh sắc, nhưng danh sắc đến từ không (emptiness) và sẽ trở về không. Đây vẫn còn là suy nghĩ.
“Ở 180 độ, không còn sự suy nghĩ gì nữa. Đây là một kinh nghiệm về cái không thực sự (true emptiness). Trước khi suy nghĩ thì không có ngôn từ. Như vậy thì không có núi, không có sông, không Thượng Đế, không Phật, không có gì cả. Chỉ còn có …” Tới đây, Soen-sa đánh vào cái bàn.
“Kế tiếp là vùng 270 độ, vùng của thần thông và phép lạ. Ở đây hoàn toàn tự do, không ngăn ngại về không gian hay thời gian và được gọi là thực tưởng (live thinking). Tôi có thể biến thân hình tôi thành hình con rắn. Tôi có thể cưỡi mây tới Tây Phương Cực Lạc. Tôi có thể đi trên nước. Nếu tôi muốn có sự sống, tôi có sự sống; nếu tôi muốn sự chết, tôi có sự chết. Trong vùng này, một pho tượng có thể khóc; đất không tối hay sáng; cây không rễ; thung lũng không tiếng vang.
“Nếu bạn trụ tại 180 độ, bạn bị dính mắc với cái không (emptines). Nếu bạn trụ ở 270 độ, bạn bị dính mắc vào cái vô ngại.
“Ở 360 độ, mọi sự chỉ như nó là (as they are); sự thực chỉ như thế này. ‘Như thế này’ có nghĩa là không dính mắc với bất cứ cái gì. Điểm này thì giống hệt điểm 0 (zero): Chúng ta tới nơi mà chúng ta đã bắt đầu, nơi chúng ta hằng luôn như vậy. Cái khác ở 0 độ là dính mắc nghĩ suy, trong khi ở 360 độ là không dính mắc nghĩ suy.
“ Ví dụ, nếu bạn lái một chiếc xe mà dính mắc nghĩ suy thì tâm bạn ở một nơi nào đó, và bạn sẽ vượt đèn đỏ. Không vướng mắc nghĩ suy nghĩa là tâm bạn lúc nào cũng trong suốt. Khi bạn lái xe, bạn không suy nghĩ; bạn chỉ lái mà thôi. Vậy chân lý chỉ như thế này. Đèn đỏ có nghĩa là Dừng Lại; đèn xanh thì Đi. Đó là hành động trực giác. Hành động trực giác là hành động không có mong cầu hay dính mắc. Tâm tôi như một tấm gương sáng, phản ánh mọi sự vật như nó là. Màu đỏ tới, tấm gương trở thành đỏ; màu vàng tới, tấm gương trở thành vàng. Đây là cách sống của một Bồ Tát. Tôi không có những mong cầu cho mình. Những hành động của tôi chỉ là cho mọi người mà thôi.
“0 độ là Tiểu Ngã (1). 90 độ là Nghiệp Thức Ngã (2). 180 độ là Diệt Tưởng Ngã (3). 270 độ là Vô Ngại Ngã (4) . 360 độ là Đại Ngã (5). Đại ngã thì không thời gian và không gian. Do đó nó không sanh mà cũng không diệt. Tôi chỉ muốn cứu mọi người. Nếu người vui, tôi vui; nếu người buồn, tôi buồn.
“Thiền là đạt tới 360 độ. Khi bạn đạt tới 360 độ, mọi độ phân chia trên vòng tròn biến mất. Vòng tròn chỉ là phương tiện để dạy về Thiền mà thôi. Nó thực sự không tồn tại. Chúng ta dùng nó để đơn giản hóa việc suy nghĩ và để trắc nghiệm sự hiểu biết của thiền sinh.”
Soen-sa liền đó cầm một cuốn sách và một cây bút chì lên rồi nói: “Cuốn sách và cây bút chì này, chúng giống nhau hay khác nhau? Ở 0 độ chúng khác nhau. Ở 90 độ vì mọi sự vật đều là một, nên cuốn sách là cây viết chì, cây viết chì là cuốn sách. Ở 180 độ, mọi nghĩ suy đều bị cắt đứt, do đó vô ngôn. Câu trả lời chỉ là …” Soen-sa bèn đánh vào cái bàn. “Ở 270 độ, vô ngại hoàn toàn, do đó một câu trả lời hay là: cuốn sách giận dữ, cây viết chì cười to. Cuối cùng thì ở 360 độ, sự thật chỉ như thế này: Xuân tới, cỏ mọc. Bên trong thì sáng, bên ngoài thì tối. Do đó câu trả lời ở đây là: cuốn sách là cuốn sách, cây viết chì là cây viết chì.
“Như vậy tại mỗi điểm, câu trả lời đều khác nhau. Câu nào là câu trả lời đúng? Các bạn có hiểu không?
“Giờ đây là câu trả lời cho các bạn: cả năm câu trả lời đều sai.
“Tại sao vậy?”
Chờ một lúc, Soen-sa hét lên “KATZ!!!” (6) rồi nói: “Cuốn sách màu xanh lơ, cây viết chì màu vàng. Nếu bạn hiểu điều này, bạn sẽ hiểu mình.
“Nhưng nếu bạn hiểu mình, tôi sẽ đánh bạn 30 hèo. Và nếu bạn không hiểu thì tôi cũng sẽ đánh bạn 30 hèo.
“Tại sao?”
Cũng chờ một lát, Soen-sa nói: “Hôm nay trời rất lạnh.”
Ghi chú:
Thiền sư Seung Sahn (1927-2004) là một vị tổ Thiền tông bên Đại Hàn. Ngài sang Hoa Kỳ năm 1972 để truyền bá Phật pháp qua hành trì, đặc biệt thử thách thiền sinh với những công án và cơ phong vấn đáp. Vốn liếng tiếng Anh thật hạn chế, nhưng thật kỳ diệu là Ngài đã sử dụng chúng thật bình dị theo lối của Ngài, không theo những danh từ chuyên môn có sẵn, không theo cú pháp mà cũng truyền được cái vi diệu trong Phật Pháp cho những thiền sinh nước ngoài. Học trò của Ngài đã viết lại những bài giảng của Ngài, nhưng không thay đổi những từ đặc biệt mà Ngài đã dùng.
Người dịch tạm dịch những từ trong bài viết theo nội dung bài giảng và theo sự hiểu biết riêng của mình. Nếu có gì sơ suất, mong được các bậc cao minh thứ lỗi và chỉ giáo.
(1) Small I: Tiểu ngã
(2) Karma I: Nghiệp thức ngã
(3) Nothing I: Diệt tưởng ngã
(4) Freedom I: Vô ngại ngã
(5) Big I: Đại Ngã
(6) KATZ: tiếng thét theo người Đại Hàn, còn người Việt Nam là “A hay HA”
“Thiền là gì? Thiền là hiểu về mình. Tôi là gì?
“Tôi giải thích về Thiền bằng một vòng tròn. Có năm điểm ghi trên vòng tròn này: 0 độ, 90 độ, 180 độ, 270 độ, và 360 độ. 360 độ ở ngay điểm 0 độ.
“Chúng ta bắt đầu 0 độ tới 90 độ. Đây là phần suy nghĩ và dính mắc. Suy nghĩ là mong cầu, mong cầu thì đau khổ. Mọi sự việc đều được tách thành những cặp đối nghịch: tốt và xấu, đẹp đẽ và xấu xí, của tôi và của anh/chị. Tôi thích cái này, tôi không thích cái kia. Tôi cố cầu tìm hạnh phúc và tránh đau khổ. Như vậy ở đây đời là khổ và khổ là đời.
“Vượt khỏi 90 độ là phần Ý Thức hay Nghiệp Thức. Dưới 90 độ có sự dính mắc về danh sắc (name and form). Ở đây có sự dính mắc về suy nghĩ. Trước khi bạn sinh ra, bạn là zero (0); bây giờ bạn là số một (1); tương lai bạn sẽ chết và lại thành zero (0). Như vậy zero bằng một (0=1), một bằng zero (1=0). Mọi vật ở đây đều giống nhau, vì chúng thuộc cùng một căn bản. Mọi vật đều có danh sắc, nhưng danh sắc đến từ không (emptiness) và sẽ trở về không. Đây vẫn còn là suy nghĩ.
“Ở 180 độ, không còn sự suy nghĩ gì nữa. Đây là một kinh nghiệm về cái không thực sự (true emptiness). Trước khi suy nghĩ thì không có ngôn từ. Như vậy thì không có núi, không có sông, không Thượng Đế, không Phật, không có gì cả. Chỉ còn có …” Tới đây, Soen-sa đánh vào cái bàn.
“Kế tiếp là vùng 270 độ, vùng của thần thông và phép lạ. Ở đây hoàn toàn tự do, không ngăn ngại về không gian hay thời gian và được gọi là thực tưởng (live thinking). Tôi có thể biến thân hình tôi thành hình con rắn. Tôi có thể cưỡi mây tới Tây Phương Cực Lạc. Tôi có thể đi trên nước. Nếu tôi muốn có sự sống, tôi có sự sống; nếu tôi muốn sự chết, tôi có sự chết. Trong vùng này, một pho tượng có thể khóc; đất không tối hay sáng; cây không rễ; thung lũng không tiếng vang.
“Nếu bạn trụ tại 180 độ, bạn bị dính mắc với cái không (emptines). Nếu bạn trụ ở 270 độ, bạn bị dính mắc vào cái vô ngại.
“Ở 360 độ, mọi sự chỉ như nó là (as they are); sự thực chỉ như thế này. ‘Như thế này’ có nghĩa là không dính mắc với bất cứ cái gì. Điểm này thì giống hệt điểm 0 (zero): Chúng ta tới nơi mà chúng ta đã bắt đầu, nơi chúng ta hằng luôn như vậy. Cái khác ở 0 độ là dính mắc nghĩ suy, trong khi ở 360 độ là không dính mắc nghĩ suy.
“ Ví dụ, nếu bạn lái một chiếc xe mà dính mắc nghĩ suy thì tâm bạn ở một nơi nào đó, và bạn sẽ vượt đèn đỏ. Không vướng mắc nghĩ suy nghĩa là tâm bạn lúc nào cũng trong suốt. Khi bạn lái xe, bạn không suy nghĩ; bạn chỉ lái mà thôi. Vậy chân lý chỉ như thế này. Đèn đỏ có nghĩa là Dừng Lại; đèn xanh thì Đi. Đó là hành động trực giác. Hành động trực giác là hành động không có mong cầu hay dính mắc. Tâm tôi như một tấm gương sáng, phản ánh mọi sự vật như nó là. Màu đỏ tới, tấm gương trở thành đỏ; màu vàng tới, tấm gương trở thành vàng. Đây là cách sống của một Bồ Tát. Tôi không có những mong cầu cho mình. Những hành động của tôi chỉ là cho mọi người mà thôi.
“0 độ là Tiểu Ngã (1). 90 độ là Nghiệp Thức Ngã (2). 180 độ là Diệt Tưởng Ngã (3). 270 độ là Vô Ngại Ngã (4) . 360 độ là Đại Ngã (5). Đại ngã thì không thời gian và không gian. Do đó nó không sanh mà cũng không diệt. Tôi chỉ muốn cứu mọi người. Nếu người vui, tôi vui; nếu người buồn, tôi buồn.
“Thiền là đạt tới 360 độ. Khi bạn đạt tới 360 độ, mọi độ phân chia trên vòng tròn biến mất. Vòng tròn chỉ là phương tiện để dạy về Thiền mà thôi. Nó thực sự không tồn tại. Chúng ta dùng nó để đơn giản hóa việc suy nghĩ và để trắc nghiệm sự hiểu biết của thiền sinh.”
Soen-sa liền đó cầm một cuốn sách và một cây bút chì lên rồi nói: “Cuốn sách và cây bút chì này, chúng giống nhau hay khác nhau? Ở 0 độ chúng khác nhau. Ở 90 độ vì mọi sự vật đều là một, nên cuốn sách là cây viết chì, cây viết chì là cuốn sách. Ở 180 độ, mọi nghĩ suy đều bị cắt đứt, do đó vô ngôn. Câu trả lời chỉ là …” Soen-sa bèn đánh vào cái bàn. “Ở 270 độ, vô ngại hoàn toàn, do đó một câu trả lời hay là: cuốn sách giận dữ, cây viết chì cười to. Cuối cùng thì ở 360 độ, sự thật chỉ như thế này: Xuân tới, cỏ mọc. Bên trong thì sáng, bên ngoài thì tối. Do đó câu trả lời ở đây là: cuốn sách là cuốn sách, cây viết chì là cây viết chì.
“Như vậy tại mỗi điểm, câu trả lời đều khác nhau. Câu nào là câu trả lời đúng? Các bạn có hiểu không?
“Giờ đây là câu trả lời cho các bạn: cả năm câu trả lời đều sai.
“Tại sao vậy?”
Chờ một lúc, Soen-sa hét lên “KATZ!!!” (6) rồi nói: “Cuốn sách màu xanh lơ, cây viết chì màu vàng. Nếu bạn hiểu điều này, bạn sẽ hiểu mình.
“Nhưng nếu bạn hiểu mình, tôi sẽ đánh bạn 30 hèo. Và nếu bạn không hiểu thì tôi cũng sẽ đánh bạn 30 hèo.
“Tại sao?”
Cũng chờ một lát, Soen-sa nói: “Hôm nay trời rất lạnh.”
Ghi chú:
Thiền sư Seung Sahn (1927-2004) là một vị tổ Thiền tông bên Đại Hàn. Ngài sang Hoa Kỳ năm 1972 để truyền bá Phật pháp qua hành trì, đặc biệt thử thách thiền sinh với những công án và cơ phong vấn đáp. Vốn liếng tiếng Anh thật hạn chế, nhưng thật kỳ diệu là Ngài đã sử dụng chúng thật bình dị theo lối của Ngài, không theo những danh từ chuyên môn có sẵn, không theo cú pháp mà cũng truyền được cái vi diệu trong Phật Pháp cho những thiền sinh nước ngoài. Học trò của Ngài đã viết lại những bài giảng của Ngài, nhưng không thay đổi những từ đặc biệt mà Ngài đã dùng.
Người dịch tạm dịch những từ trong bài viết theo nội dung bài giảng và theo sự hiểu biết riêng của mình. Nếu có gì sơ suất, mong được các bậc cao minh thứ lỗi và chỉ giáo.
(1) Small I: Tiểu ngã
(2) Karma I: Nghiệp thức ngã
(3) Nothing I: Diệt tưởng ngã
(4) Freedom I: Vô ngại ngã
(5) Big I: Đại Ngã
(6) KATZ: tiếng thét theo người Đại Hàn, còn người Việt Nam là “A hay HA”
Thiền sư Seung Sahn (Zen Circle)
Dịch thuật: Minh Trí
Dịch thuật: Minh Trí
1 nhận xét:
Bài post của tác giả quá hay, cám ơn bạn đã chia sẻ.
Xem tại website : Thiền
Đăng nhận xét