Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Chú chó Hachiko



Hachikō (tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō (tiếng Nhật: 忠犬 ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita , Nhật bản và chết ngày 8 tháng 3 năm 1935 tại quận Shibuya, Tokyo - nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.
Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.

Hachi - nickname của Hachiko - là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi. Gia đình giáo sư không có con nên ông coi Hachiko như con ruột. Như thường lệ, buổi sáng, Hachiko tiễn giáo sưUeno Eizaburo tại nhà ga để ông lên tàu đi làm đi bộ tới nhà ga Shibuya. Vì Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy nên cứ đúng 3h chiều hàng ngày, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư.
Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Hôm ấy, đã qua 3 giờ chiều rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi...
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3h chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.

Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo. Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới "chukhen" - chú chó nhỏ trung thành.

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (một số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm. 

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. 
 Tượng đồng Hachikō tai nhà ga Shibuya

Chú Chó Bubby

Vào khoảng giữa những năm 1850, có một con chó Skye đến sống ở một nông trại bên những ngọn đồi phía ngoài thành phố Edinburgh, thuộc Scotland. Con chó này tên là Bobby, đã sống gắn bó với Auld Jock, người chăn cừu của nông trại. Họ cùng trông nom bầy cừu của nông trại và mỗi tuần một lần họ cùng đi chợ thủ đô. Cứ mỗi bữa ra chợ là họ có một bữa trưa đặc biệt ở phòng ăn Greyfriars. Khi khẩu súng ở lâu đài Edinburgh báo hiệu một giờ trưa, Jock và Bobby bỏ dở công việc đang làm, cả hai hướng tới phòng ăn nơi người và chó cùng dùng bữa trưa... Một vài năm sau ngày gặp Bobby, Jock đã nhiễm bệnh lao. Do tuổi tác chồng chất, ông nghỉ hưu, về những khu vực nhỏ hơn ở Edinburgh. Bị bắt buộc phải để Bobby ở nông trại, Jock buồn bã tạm biệt bạn đồng hành và trở về một mình.

Tuy nhiên vào ngày hôm sau , khi xuất hiện ở phòng ăn Greyfriars, Jock thật ngạc nhiên khi thấy Bobby chạy vào với ông. Bobby đã trốn khỏi trang trại và chạy một mạch từ đồi xuống để theo kịp lệ thường vào ngày phiên chợ. Chủ và chó gặp lại nhau, cùng nhấm nháp bữa ăn trưa, rồi quay lại phòng của Jock - nơi ông lão đã tính đem con chó trở về nông trại.

Nhưng ông lão chẳng bao giờ làm được điều đó. Trước khi ông có thể đưa con Bobby trở lại, bệnh lao đã cướp mất cuộc sống của Jock. Hai hôm sau , hàng xóm thấy Bobby đang canh gác thi thể của Jock. Ban đầu , nó không cho ai lại gần. Một vài người bạn của Jock đã đứng ra tổ chức một đám ma đơn giản dành cho người quá cố.

Khi đám tang diễu qua đường phố Edinburgh, một con chó bé nhỏ, lủi thủi bước theo dấu quan tài người bạn lớn của nó đến nghĩa trang Greyfriars . Nghĩa trang này dành cho những người trong hoàng tộc ở Scotland và cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Auld Jock.

Khi đám tang kết thúc , người cuối cùng đã rời khỏi nghĩa trang , Bobby vẫn còn ở đó . Nó nằm trên ngôi mộ , với vẻ tuyệt vọng , cô đơn , như thể đang khóc than ông chủ yêu quý . Tuy nhiên , nghĩa trang tôn kính này không phải là nơi thích hợp cho loài chó xuất hiện . Ông James Brown , người trông coi nghĩa trang đã phát hiên con Bobby nằm trên ngôi mộ mới đào , nên đã xua đuổi nó ra khỏi khoảnh đất thiêng liêng đó.

Nhưng sáng hôm sau , khi bắt đầu công việc của mình , ông Brown lại bắt gặp con chó nằm ngủ trên ngôi mộ mới nhất . Ắt hẳn con Bobby đã lén lút quay trở lại mộ ngay khi trời tối và ngủ qua đêm ở đó . Ông Brown lại đuổi nó ra khỏi mộ, nhưng đêm đó , con Bobby lại tiếp tục quay lại và nằm trên ngôi mộ của ông chủ mình . Sáng hôm sau , trời rét căm căm , bầu không khí thật ẩm ướt. Thấy con vật trung thành nằm run rẩy trên nấm mộ , người gác nghĩa trang cảm thấy đáng thương quá. Ông Brown mang cho nó ít đồ ăn , và dù là đang vi phạm nội quy nghĩa trang , ông đã cho phép con Bobby đến gần ngôi mộ . Thậm chí , ông đã dạy nó giấu mình vào những ngày chủ nhật , vốn là những ngày nhà thờ có nhiều người đi lễ và viếng mộ người thân nhất. Đối với những người quản lý nhà thờ, để con chó trong nghĩa trang là điều báng bổ.

Hàng tuần, con Bobby trông nom ngôi mộ một mình, gần như chẳng bao giờ ngơi nghỉ, dù nó còn có những nhu cầu riêng. Rồi một hôm, khi nghe tiếng súng từ toà lâu đài, nó đã xuất hiện trước phòng ăn Greyfriars. Người chủ quán nhận ra nó là con chó của ông Auld Jock, nên đã cho nó ăn uống. Từ ngày đó trở đi, ngày nào cũng đúng một giờ trưa, con Bobby đều chạy đến đây để được ăn uống.

Con Bobby đã trở thành một người bạn của người gác nghĩa trang và đã có cách kiếm ăn hàng ngày. Bobby đã sống bên ngôi mộ của người chăn cừu trong suốt chín năm ròng rã. Đến năm 1867, chính quyền thành phố bắt đầu ra lệnh thu gom những con vật không có chủ. Những người bắt chó đã bắt con Bobby, đưa tới trại tập trung nuôi thú hoang của thành phố.

Lúc không thấy chú chó Bobby xuất hiện lúc một giờ để ăn trưa, người chủ quán đoán con Bobby đã gặp rắc rối. Bằng câu chuyện kể sự trung thành của chú chó nhỏ bé cho toà án Burgher, ông đã giúp Bobby khỏi bị sát hại. Lời cầu xin của người chủ quán đã khiến con Bobby nổi danh ngay, và không ai hơn ngài thị trưởng thành phố Edinburgh đã chi tiền để cấp giấy chứng nhận cho chú chó. Thậm chí ông còn yêu cầu người ta làm cho nó mộ cái đai cổ, trên có ghi : Greyfriars Bobby được thị trưởng cấp giấy chứng nhận, 1867.

Với cái đai mới đeo, con Bobby được phép chạy khắp thành phố. Tuy vậy, nó vẫn giữ thói quen thường nhật, canh gác ngôi mộ của ông chủ, và cứ đến một giờ trưa, nó lại đến Greyfriars để ăn. Nó trở nên nổi tiếng và đưựơc mọi người yêu thích. Nó cũng không cần phải trốn tránh những người đến viếng nghĩa trang nữa vì có rất nhiều người đến đó chỉ vì muốn thấy mặt nó. Có một số hoạ sỹ vẽ hình con Bobby đang nằm gần ngôi mộ bình dị của chủ nó.

Vào năm 1872, sau khi trông nom ngôi mộ của ông chủ được 14 năm, con Bobby giờ đây già nua và yếu đuối, đã mất đi. Toàn thành phố đều đưa tang nó, người gác nghĩa trang đã bí mật đào cho Bobby một cái huyệt nhỏ gần mộ của Jock, rồi che giấu nó bằng một bụi hồng. Nếu nhà thờ không cho phép chó lảng vảng quanh nghĩa trang thì làm sao nhà thờ lại có thể cho phép chôn một con chó ở đó được?

Khi hay tin về cái chết của chú chó đặc biệt trung thành này, bà Baroness Burdett - Coutts, một quý tộc người Scotland đã cho dựng một tường đài để tưởng niệm Bobby và đặt ở Candlemaker Row, bên ngoài cổng nhà thờ. Một năm sau ngày Bobby mất, chính quyền thành phố đã làm lễ khánh thành bức tượng đài : một cột đá granit cứng, có những vòi phun nước xuống hai cái bể, trên đỉnh là tượng con Bobby bằng đồng, mặt hướng về cổng nghĩa trang.

Cuối cùng, đầu những năm 1930, nhà thờ đã cho phép dựng một tấm bia đá nhỏ trong nghĩa trang Greyfriars, đánh dấu ngôi mộ của con chó trung thành bé nhỏ. Ngày nay, nếu bạn đi qua cánh cổng của nghĩa trang cũ, bạn sẽ bắt gặp tấm bia đầu tiên tỏ lòng tôn kính sức chịu đựng của tình yêu thương vượt qua cái chết.


Greyfriars Bobby Mất ngày 14-01-1872 - 16 tuổi

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes